Thi Nguyen

Thi Nguyen

Teacher at Thi IELTS

“Third Place Policy”

[English below]

Cách đây vài tháng cộng đồng mạng chia sẻ ở Hàn Quốc, chủ quán café dán thông báo đại loại ‘từ chối nhận khách sinh viên độ tuổi 20 và nhân viên văn phòng’, vì nhiều người đến chỉ mua một li nước rẻ tiền và ngồi đó cả ngày.

Starbucks, ít nhất là ở UK và US, làm Tea bất ngờ với cách tiếp cận hoàn toàn khác. Họ cho ra chính sách ‘Third Place Policy’, cho phép cả những người không phải khách hàng, không dùng nước, có thể ngồi tại quán, dùng nhà vệ sinh không giới hạn thời gian.

Dĩ nhiên là Tea không phải chuyên gia về F&B, nên đây chỉ là góc nhìn của một con bé nhìn thế giới với con mắt tò mò, ngạc nhiên và đầy hứng thú ạ ^^.

Third Place được định nghĩa là nơi ‘thứ ba’, một địa điểm không phải là nơi ‘thứ nhất’ – tức là nhà, hay nơi ‘thứ hai’ – tức là công sở, chỗ làm. Nơi ‘thứ ba’ này bao gồm quán café, pub, bar, nhà hàng, rạp chiếu phim, tất cả những nơi mà người ta đến để gặp gỡ những người trong khu mình sống, thư giãn. Theo nhận định của các nhà xã hội học, và urbanist – tạm dịch là nhà ‘đô thị học’, cho rằng ở đâu càng có nhiều third places, thì nơi đó đời sống xã hội của người dân sẽ phát triển, họ sẽ vui vẻ, hạnh phúc hơn.

Chính sách của Starbucks cũng mang hàm ý đó, tức là cung cấp một nơi hết sức ‘welcome’ mọi người trong cộng đồng đến tận hưởng không gian, giao tiếp, làm việc, đọc sách, thư giãn, mà không quan trọng người đó có mua đồ ăn, thức uống hay không.

Starbucks ở UK và US luôn là điểm đến số 1 nếu bạn cần nhà vệ sinh, ổ cắm điện và wifi (tương đối mạnh và không giới hạn thời gian).

Cũng vì lí do này mà Starbucks là điểm đến quen thuộc của…sinh viên làm đồ án tốt nghiệp, ôn tập thi cuối kì, freelancer (người làm tự do), digital nomad (những người làm công việc qua mạng không phụ thuộc địa điểm), hay những ekip chụp ảnh cần sạc pin máy ảnh.

Những người không may mắn không có nhà (homeless) cũng được đối xử hết sức tử tế tại đây. Họ có thể lấy nước lọc miễn phí (hỏi nhân viên), dùng nhà vệ sinh, dùng wifi, sạc pin, và được tôn trọng, đối xử tương đương những khách hàng thông thường, hoàn toàn bình đẳng. Cũng vì vậy mà đa số mọi người đến đây đều văn minh, dĩ nhiên là không thể loại trừ những trường hợp ngoại lệ hiếm hoi (sẽ bị cấm đến cửa hàng để bảo vệ quyền lợi của những người khác).

Cá nhân Tea rất thích cách làm này của Starbucks, và đôi khi cuối tuần cũng ra đây ‘cắm’. Tea nghe nói ở một số nước, wifi của Starbucks bị giới hạn 1 tiếng đồng hồ, muốn gia hạn phải mua thêm đồ uống, nhưng có lẽ vì ở đó thời gian mở cửa của cửa hàng lâu hơn so với UK (Starbucks tùy nơi, có nơi chỉ mở đến 5 PM hàng ngày, CN mở cửa trễ, đóng cửa sớm hơn). Không hẳn là không có những bất cập, nhưng thực sự chính sách này là Tea có thêm niềm tin là con người sẽ đối xử với nhau tốt hơn, cộng đồng phát triển, gắn kết hơn.

Đây chắc là một trong những lợi ích mà the economy of scale (tính kinh tế theo quy mô?) có lợi cho xã hội, vì chắc ở tầm (nhiều tiền) như Starbucks mới có thể làm được, chớ bắt mấy quán cafe nhỏ mà cũng áp dụng chính sách y chang thì chắc không khả thi tí nào hihi.

Kết lại là ai sang nước ngoài cứ ngồi Starbucks thoải mái nha, không mua gì cũng vẫn cứ thoải mái nè ^^ còn anh chị nào sang London, UK thì nhắn tin riêng, mình ‘Starbucks’ với nhau nhaa!

—-
A few months ago, the online community in South Korea shared that a café owner posted a notice stating something like ‘refusing customers who are 20 years old and office workers’ because many people would come in, only buy a cheap drink, and sit there all day.

Starbucks, at least in the UK and the US, surprised me with a completely different approach. They introduced the ‘Third Place Policy,’ allowing even non-customers, those not buying anything, to sit in the café, use the restroom without a time limit.

Of course, I’m not at all an expert in Food & Beverage, so this is just a perspective from a girl looking at the world with curious, surprised, and enthusiastic eyes.

The term ‘Third Place’ refers to a place that is not the ‘first place’ – home, or the ‘second place’ – workplace. This ‘third place’ includes cafes, pubs, bars, restaurants, cinemas, all places where people come to meet others in their community, relax. According to social scientists and urbanists, where there are more third places, the social life of the people develops, and they become happier.

Starbucks’ policy aligns with this idea, providing a ‘welcome’ space for the community to enjoy, communicate, work, read, relax, regardless of whether they buy food or drinks.

Starbucks in the UK and US is always the go-to place if you need a restroom, electrical outlets, and relatively strong and unlimited wifi.

For this reason, Starbucks is a familiar destination for students working on final projects, studying for exams, freelancers, digital nomads, or photography teams needing to charge camera batteries.

Even the unfortunate ones without a home (homeless) are treated very kindly here. They can get free filtered water (ask the staff), use the restroom, wifi, charge their devices, and be treated with respect, equal to regular customers. That’s why most people here are civilized, except for rare exceptions (they will be banned from the store to protect the rights of others).

I personally like Starbucks’ approach, and sometimes on weekends, she hangs out there. I heard that in some countries, Starbucks wifi is limited to 1 hour, and if you want to extend, you need to buy more drinks. But perhaps because the opening hours of Starbucks are longer than in the UK (Starbucks varies by location, some close at 5 PM every day, others open and close later on weekends), there may be fewer limitations. Not that there are no drawbacks, but this policy truly gives me confidence that people will treat each other better, the community will develop, and bond more.

This is probably one of the benefits that the economy of scale favors society, as only big establishments like Starbucks with a certain financial scale can afford to do this. It might not be feasible for smaller cafes to implement the same policy. To sum up, feel free to sit in Starbucks, no need to buy anything, and if you’re in London, UK, send a private message, let’s ‘Starbucks’ together!

VI