Thi Nguyen

Thi Nguyen

Teacher at Thi IELTS

IELTS là thước đo trình độ tiếng Anh

Một trong những thắc mắc Tea gặp được gần đây, từ một bạn học viên còn nhỏ tuổi với suy nghĩ rất sâu sắc: ‘Ngoài tác dụng để thi lấy bằng ra thì kiến thức học IELTS còn dùng được vào việc gì trong thực tế hay không?’. Tea rất hiểu tại sao bạn có thắc mắc như vậy.

Hầu như khi nói đến IELTS, chúng ta thường nghĩ đến một việc học rất ‘sách vở, lý thuyết’, và không có ứng dụng nhiều vào thực tế phải hông?. Niềm tin này càng được củng cố khi nhiều người đi nước ngoài, du học nói rằng ‘thông thường đâu ai sử dụng mấy từ vựng, ngữ pháp cao siêu đó đâu’. Có anh chị còn nói với Tea rằng mong muốn học giao tiếp, chứ không muốn học IELTS. Nói vậy để thấy góc nhìn hiện tại của đại đa số người học tiếng Anh ở VN đang như thế nào.

IELTS là thước đo trình độ tiếng Anh – một thước đo đủ tin cậy, uy tín để các trường đại học hay chính phủ các nước công nhận là điểm IELTS của một học viên/ứng viên nào đó có thể chứng minh cho khả năng tiếng Anh của họ, và dùng để xét duyệt xem có chấp nhận hồ sơ hay không. Nếu các chính phủ và trường đại học quốc tế tin tưởng như vậy, chắc cũng đủ để chứng minh phần nào độ đáng tin của thước đo này, mặc dù không tránh khỏi những ngoại lệ như những người thi được IELTS rất cao nhưng không ứng dụng được nhiều vào thực tế – việc mà còn phụ thuộc vào khả năng cá nhân, và cách học (Tea sẽ nói ở phần sau).

Thật ra Tea nghĩ nói đúng hơn là mình học tiếng Anh, và thi lấy chứng chỉ IELTS – nói ‘học IELTS’ chỉ là nói cho gọn thôi. Theo các giáo trình dạy tiếng Anh của Cambridge, người học sẽ học tiếng Anh đủ bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, với sự bổ trợ của từ vựng, ngữ pháp, phát âm,…

Lấy ví dụ như kĩ năng ‘Listening for Detailed Comprehension’ – tạm dịch là nghe để hiểu sâu, hiểu kĩ…Trong bài thi IELTS, kĩ năng này được kiểm tra bởi dạng bài nghe trắc nghiệm, khi thí sinh phải hiểu rất rõ bài nói mới có thể trả lời đúng được (mà không thể dựa vào vài từ khóa chính). Học viên sẽ được hướng dẫn cách nghe, ghi chú, sắp xếp làm sao để bắt trọn được nội dung người nói muốn truyền tải.

Trong thực tế, khi Tea đi làm ở London, tham gia họp rất nhiều, và việc của người mới như mình là viết meeting minute (biên bản cuộc họp) và email follow-up (email tóm tắt về bước tiếp theo), áp dụng kĩ năng này mỗi ngày. Độ khó có nhỉnh hơn bài thi IELTS, khi 4-5 người cùng nhau trao đổi thoải mái, không dừng nghỉ để mình ghi chú, tuy nhiên mình có thể hỏi lại để làm rõ nội dung trước khi ghi lại.

Tea sẽ tiếp tục phân tích thêm nhiều ví dụ các kĩ năng trong bài thi IELTS có thể áp dụng lúc nào, như thế nào trong các bài sau, tuy nhiên bài này Thi muốn truyền tải rằng nếu học đúng cách, học thật, thi thật, các bạn hoàn toàn có thể áp dụng vào cuộc sống khi đi định cư, du học.
P/S: Nghịch quá không còn nhìn ra đôi giày mới luôn uhuhu, nhưng vì dễ thương quá phải đăng – đứa trong ảnh làm ơn vào comment nhận dạng nhé :)))
VI