Thi Nguyen

Thi Nguyen

Teacher at Thi IELTS

Kế toán khởi nghiệp

Một trong những vấn đề gặp phải của doanh nghiệp khởi nghiệp là kế toán và quản lý tài chính. Nếu bạn bán hàng, marketing chưa tốt, bạn có thể thất bại, nhưng nếu bạn không biết rõ tài chính, kế toán, bạn làm gì thì chắc chắn bạn sẽ thất bại. Đây là thất bại có thể nhìn thấy trước được.

Tuy nhiên phải thừa nhận là giải quyết vấn đề này không hề dễ dàng, rất đau đầu, không đơn giản như đi đến văn phòng kế toán và nói họ làm kế toán cho mình được.

Với vai trò là một ‘Gen Z’ khởi nghiệp, Tea muốn chia sẻ về các khó khăn và cách giải quyết cho việc này, rủi ro khi các bạn chưa gặp được người/dịch vụ kế toán ưng ý/có tâm.

Đa số kế toán là ‘kế toán thuế’ hay còn gọi là ‘kế toán tài chính’ có nghĩa họ sẽ assume – cho rằng bạn đã làm đúng đủ tất cả mọi thứ, họ chỉ nhìn vào sổ sách cả năm của mình và lên báo cáo để nộp cho thuế thôi. Chỗ nào không hợp lí – ở các xã hội mà ngành kế toán chưa được chuẩn hóa – họ sẽ hợp lí hóa, đôi khi hợp pháp mà đôi khi không hợp pháp, và vì chỉ dựa vào sổ sách đã ghi chép của mình nên họ không tư vấn gì nhiều cho mình, trừ khi mình hỏi (mà đôi khi hỏi cũng chưa chắc được trả lời thỏa đáng). Nếu thuê kế toán có kinh nghiệm hẳn về ngồi ở công ty làm thì rất khó tuyển người, gần như mình phải tuyển một ‘finance director’ hay ‘chief accountant’ chứ không phải một accountant thông thường, mà điều này cũng tốn kém rất nhiều tiền.

Một trong những rủi ro khi họ không tư vấn cho mình về mặt kinh doanh chính là tiền thuế phải nộp. Ví dụ mình bán sản phẩm 100 đồng – khách chuyển cho mình 100 đồng thật ra doanh thu của mình chỉ có khoảng 90.919 đồng thôi, bởi vì tiền còn lại là tiền thuế GTGT (thuế VAT) mà mình ‘thu hộ’ cho cơ quan thuế. Ai mà không biết lấy số này để tính lợi nhuận, tiền lời còn bao nhiêu dùng hết thì tới kì không còn tiền mà đóng thuế, lúc đó lại than là tại sao đóng thuế nhiều – thật ra mình làm sai thôi

Chưa kể thuế thu nhập doanh nghiệp 20% cuối năm, đúng là lấy doanh thu trừ hết thuế VAT đi, trừ hết cả các chi phí đi rồi chỉ đóng thuế trên phần dư thôi. Tuy nhiên, các chi phí nào là hợp lí, để được cơ quan thuế chấp nhận cho trừ vào doanh thu, điều này các bạn cần phải được tư vấn; làm không khéo, chi phí chi không đúng cách, đi từ không đúng tài khoản, ghi nội dung sai, có khi cuối năm bị tính thuế trên hết phần doanh thu (tính là lợi nhuận) trong khi thực tế không lời đồng nào, thậm chí lỗ nhưng các chi phí đều không được trừ, rồi bị tính 20% trên phần doanh thu đó thì lúc đó dẫn đến nhiều chuyện nhiêu khê, ví dụ như không có tiền đóng thuế, bị khóa mã số thuế, bị thu hồi giấy phép kinh doanh, bị cấm xuất cảnh,…Thậm chí có nhiều bạn khởi nghiệp đã gặp nhiều chuyện tồi tệ hơn, ngay cả việc đăng kí kinh doanh, dù đơn giản cũng phải cẩn thận. Đã có trường hợp dịch vụ tư vấn cho công ty đăng kí số điện thoại liên hệ nào cũng được, địa chỉ nào cũng được. Đến lúc thuế không liên hệ được họ nghĩ mình bỏ trốn, họ khóa mã số thuế và điều tra. Vậy té ra cái công ty đã không có tiền lại mắc nhiều phiền phức…

Vậy thì giải pháp cho việc này là gì? Khó ha!! Giải pháp tối ưu Tea nghĩ là bạn biết tối thiểu, rồi thuê nhân viên hoặc dịch vụ làm. Tối thiểu ở đây là có thể tự làm tờ khai GTGT, TNCN hàng quý, và quyết toán (báo cáo hàng năm). Các bạn cần biết mình cần nộp bao nhiêu tiền thuế và nguyên lý cơ bản về việc chi phí nào được trừ hay không được trừ, chỉ cần ở mức cơ bản thôi là được. Sau đó, mình có thể thuê một kế toán về làm những công việc cơ bản lặp đi lặp lại, hoặc cho dịch vụ làm thì mình cũng biết họ sẽ cần gì, họ phải làm như thế nào – nên nhớ nếu họ làm sai, người chết là chủ doanh nghiệp, người đứng tên đại diện pháp luật chứ không phải dịch vụ.

Rồi tới phần tìm ‘giáo viên’ kế toán – tức là phần học ban đầu cũng nhức đầu nè. Bây giờ học cái gì đây, văn phòng kế toán hay những người kế toán dịch vụ là giấu nghề rồi đó, vì mâu thuẫn lợi ích mà!! Còn các lớp dạy kế toán trưởng thì đôi khi lại dạy đại trà quá, nhiều người quá, đi học buồn ngủ mà sợ giải quyết không được việc của mình, rồi tìm khóa học nào phù hợp với trình độ của mình – không quá khó, không quá dễ mà vẫn giải quyết được không việc, cũng là một vấn đề nan giải.

Người mà giúp Tea giải quyết tất cả những vấn đề trên là anh Huynh Thien, chỉ qua 10 buổi 90 phút mà đã giải quyết được gần hết các vấn đề đau đầu phía trên. Tea cùng với các bạn trong team từ không biết gì về kế toán, qua 1 tháng học đã nắm được cơ bản về hệ thống kế toán, tài chính ở VN (vì đa số chị em toàn ở nước ngoài) và các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, yên tâm hơn rất rất nhiều!! Anh chị em nào cần thì cứ liên hệ anh ấy trực tiếp nha.

Chỗ anh Thiên hay một cái là các bạn muốn nhờ anh ấy làm dịch vụ cũng được, nhưng tất cả khách hàng bắt buộc đều phải trải qua một khóa đào tạo ban đầu như vậy, nếu sau này các bạn nhờ anh ấy làm kế toán thì phí của các buổi học này được trừ vào phí kế toán, còn không thì vẫn đóng học phí và học như bình thường, sau này cần hỗ trợ thêm thì vẫn tính phí theo buổi học như vậy. Tea thấy mô hình này rất hợp lí và phổ biến ở UK, nhưng ở VN chưa thấy nhiều, đi tìm cũng khá vất vả hhh.

EN